TP-Link là thiết bị phát Wifi với thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện cho việc lắp đặt wifi. Việc cài đặt TP-Link cũng khá đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, Fpttelecom24h.org xin chia sẻ các bạn cách thiết lập TP-Link để phát Wifi đơn giản, dễ thực hiện. Hãy cùng theo dõi nhé!
Cách thiết lập TP-Link để phát Wifi đơn giản, dễ thực hiện
Để cài đặt TP-Link để phát Wifi thành công, thì các bạn chỉ cần thực hiện theo đúng các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Trước tiên, các bạn hãy chuẩn bị một đoạn dây mạng Wifi được bấm sẵn 2 đầu (thường sẽ có sẵn khi mua modem wifi TP-Link)
Bước 2: Sau đó, bạn tiến hành cắm một đầu dây vào cổng mạng LAN (Màu vàng) của modem wifi và đầu còn lại sẽ cắm vào máy tính. Tiếp đến, mở trình duyệt web lên truy cập với địa chỉ 192.168.0.1 -> Nhấn Enter để truy cập, nếu báo lỗi kết nối thì các bạn cứ nhấn F5 để vào lại nhé!
Trường hợp nếu địa chỉ IP trên không kết nối được mạng thì các bạn có thể thử với địa chỉ 192.168.1.1 hoặc lật úp cái TP-Link đó lên để xem thông tin đăng nhập được ghi trên sản phẩm.
NOTE: Nếu TP-Link kết nối với máy tính thành công thì biểu tượng mạng sẽ có dấu chấm than màu vàng. Còn nếu xuất hiện dấu X đỏ thì có nghĩa là chưa được đâu nhé!
Tại đây, bạn hoàn toàn có thể Đăng nhập với User với Pass là “admin“. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào phiên bản của TP-Link nữa. Hoặc các bạn có thể lấy thông tin đăng nhập ở mặt phía sau của Modem TP-Link.
Bước 3: Tại giao diện chính, các bạn cần truy cập vào phần Wireless rồi chọn Wireless Settings. Gõ tên bộ phát vào phần Wireless Network Name, sau đó nhấn Save để lưu lại.
Bước 4: Bây giờ, bạn hãy chuyển xuống phần Wireless Security để đặt lại mật khẩu cho Wifi. Phần này có một số kiểu bảo mật như: WEP. WPA/WA2- Enterpriser, WPA/WPA2- Personal (Recommended)…
Lúc này, bạn hãy tick vào kiểu bảo mật mà bạn muốn rồi nhập Mật khẩu vào.
>>> Tham khảo ngay: Cách khắc phục lỗi Modem Wifi TP-Link không vào được mạng
Tại đây sẽ xuất hiện 2 trường hợp cho các bạn lựa chọn:
Trường hợp 1. Cấu hình để sử dụng cổng WAN (Cổng màu xanh dương): Tức là sau khi cài đặt xong các bạn sẽ kết nối dây mạng từ Modem đến cổng WAN của TP-Link. Với kiểu cài đặt này thì bộ phát Wifi TP-Link của bạn sẽ có một lớp địa chỉ mạng hoàn toàn riêng biệt với lớp địa chỉ IP của Modem.
Bước 5: Tiếp theo đó, hãy kéo xuống phần DHCP -> và bật tính năng DHCP bằng cách tích vào dòng Enable, sau đó nhấn Save để lưu lại.
Bước 6: Bạn hãy vào phần Network -> chọn vào LAN để đổi IP của TP-Link.
Nếu như mặc định của nó là “192.168.0.1” thì các bạn sẽ đổi thành “192.168.1.1” hoặc các bạn có thể đặt một số khác cũng được nhưng cần lưu ý để sau này mình còn có thể truy cập vào để quản lý.
Bước 7: Cuối cùng, các bạn tiến hành bấm vào System Tool -> vào Reboot. Sau đó, bạn hãy nhấn vào Reboot để hoàn tất quá trình cài đặt.
Các bạn cần đợi một lúc cho quá trình restart diễn ra hoàn tất, xong hãy sử dụng dây mạng kết nối từ cổng LAN của modem đến công WAN (màu xanh) của TP-Link là có thể kết nối vào mạng Wifi mà bạn mới vừa tạo.
>>> Bạn đã biết: Cách cài đặt Wifi TP-Link WR841N làm Repeater thu phát sóng
Trường hợp 2. Cấu hình để sử dụng cổng LAN (Cổng màu vàng): Có nghĩa là sau khi cài đặt xong các bạn sẽ kết nối dây mạng từ MODEM đến cổng WAN của TP-Link. Kiểu cài đặt này thích hợp khi các bạn cần kết nối mạng LAN, tất cả các máy tính đều có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau và có thể sử dụng chung cho máy in…
Bước 5: Tiếp theo đó, các bạn chọn đến phần DHCP -> chọn DHCP Settings -> ở phần DHCP Server bạn hãy tích vào dòng Disable -> nhấn Save để lưu lại.
Bước 6: Bạn hãy vào phần Network -> chọn LAN để đổi địa chỉ IP sao cho nó cùng lớp mạng với modem mà các bạn đang sử dụng. Ví dụ, nếu modem của bạn có địa chỉ IP là “192.168.0.1” thì các bạn phải đặt lại địa chỉ IP của bộ phát là “192.168.0.xxx” và lưu ý phải tắt chế độ DHCP đi thì mới được nhé.
Bước 7: Cuối cùng, các bạn tiến hành bấm vào System Tool -> vào Reboot. Sau đó, bạn hãy nhấn vào Reboot để hoàn tất quá trình cài đặt.
>>> Đừng bỏ lỡ: TOP 4 loại Router Wifi xuyên tường tốt & mạnh nhất 2021
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!