IPV6 là gì, lịch sử ra đời, ưu điểm và cấu trúc IPV6 như thế nào ?

Hiện nay, nhắc đến IPv6, đối với nhiều người dùng Internet tại Việt Nam thì đây là khái niệm còn khá mới mẽ. Nhưng trong tương lai không xa, IPv6 chắc chắn sẽ trở thành một giao thức được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhằm phục vụ nhu cầu Internet của con người.

Nhằm giúp người dùng Internet Việt hiểu hơn về loại giao thức này, trong bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về loại IPv6 đang ngày càng được sử dụng phổ biến này.

IPv6 là gì?

IPv6 (Internet protocol version 6) là “Giao thức liên mạng thế hệ 6”, giao thức Internet mới nhất hiện nay, đây là phiên bản nâng cấp của “Giao thức liên mạng thế hệ 4” – IPv4 đang ngày càng cạn kiệt địa chỉ để phục vụ nhu cầu truyền dẫn dữ liệu trong mạng Internet.

Giao thức IPv6 do IETF phát triển và được phê duyệt bởi ICANN – Tổng công ty Internet cho tên miền và số.

Có chức năng: thực hiện hệ thống định vị đầu cuối cho máy tính, đồng thời định tuyến lưu lượng trên Internet.

ipv6 là gì

IPv6 là giao thức Internet mới nhất hiện nay, đây là phiên bản nâng cấp của IPv4.

Lịch sử ra đời Ipv6

lịch sử ra đời của ipv6
IPv6 ra đời là sự đánh dấu cho thời kỳ phát triển chóng mặt của Internet

IPv4 ra đời đã nắm vai trò độc tôn trong việc kết nối mạng, sử dụng Internet trên toàn cầu. Đến khi việc phát triển hoàn tất, đó cũng là lúc mà Internet bắt đầu phát triển bùng nổ, các mối đe dọa trên Internet ngày trở nên phổ biến như: nguy cơ về an ninh mạng, vấn đề bảo mật trong internet, cũng như thiếu không gian truy cập, địa chỉ đầu cuối.

Với những lý do trên, đầu những năm 1990, tổ chức IETF đã thừa nhận cần phải có một phiên bản mới của giao thức Internet (IP) và họ bắt đầu việc này bằng việc soạn ra các yêu cầu và phiên bản IP này cần có. IP Next Generation (IPng) đã được tạo ra.

Đến năm 1998, Giao thức này đã được tiến hành chuẩn hóa thành công và được ICANN phê duyệt, cho phép sử dụng trên thị trường, và lấy tên là IPv6.

IPv6 ra đời đã giải quyết được các tồn tại của IPv4. Từ đó góp phần tích cực vào sự phát triển của mạng Internet, đáp ứng tối đa nhu cầu của con người trong thời đại Công nghệ số.

Ưu điểm của Ipv6 là gì?

– Cung cấp không gian địa chỉ cực kì lớn và dễ dàng quản lý không gian địa chỉ: Với độ dài 128 bit, IPv6 cung cấp 2^128 địa chỉ truy cập.

– Phương thức cấu hình đơn giản và hoàn toàn tự động không cần có DHCP.

– Có sẵn thành phần bảo mật (built-in security).

– Khả năng định tuyến và định vị địa chỉ hiệu quả hơn: Định tuyến IPv6 được thiết kế hoàn toàn phân cấp.

– Khôi phục lại nguyên lý kết nối đầu cuối-đầu cuối của Internet và loại bỏ hoàn toàn công nghệ NAT.

– Hỗ trợ tốt hơn cho thiết bị di động.

– Hỗ trợ tốt hơn Multicast: Multicast là một tùy chọn của địa chỉ IPv4, tuy nhiên khả năng hỗ trợ và tính phổ dụng chưa cao.

Sự khác biệt giữa Ipv4 và Ipv6

so sánh ipv6 và ipv4
Sự khác biệt giữa IPv6 và IPv4

Cấu trúc của địa chỉ Ipv6

Cấu trúc của địa chỉ IPv6

Cấu trúc IPv6

Một địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bit và phân thành 8 nhóm. Với 16 bit trong một nhóm, giữa các nhóm có sự phân chia bởi dấu “:”.

Ví dụ về cấu trúc của địa chỉ IPv6:

2001:0DB8:AC10:FE01:0000:0000:0000:0000

Để rút gọn dãy này, người ta có thể bỏ số 0 ở đầu mỗi nhóm đi. Trong trường hợp một nhóm chỉ toàn số 0, nhóm đó sẽ được biểu diễn bằng dấu “::”. Khi đó dãy IP trên được biểu diễn: 2001:0DB8:AC10:FE01:

Cấu trúc của Address Prefixes

Một địa chỉ IPv6 được chia thành 3 phần: site prefix, subnet ID, interface ID.

Site prefix: là số được gán đến website bằng một ISP. Tại một vị trí, tất cả máy tính sẽ được chia sẻ cùng một site prefix.

Subnet ID: là thành phần ở bên trong trang web, có chức năng miêu tả cấu trúc trang của mạng. Một IPv6 subnet có cấu trúc tương đương với một nhánh mạng đơn như subnet của IPv4.

Interface ID: có cấu trúc tương tự ID trong IPv4. Có chức năng nhận dạng host riêng trong mạng. Interface ID được cấu hình tự động điển hình dựa vào địa chỉ MAC của giao diện mạng.

Thành phần của địa chỉ IPv6
Thành phần của địa chỉ IPv6

Ví dụ: Một địa chỉ IPv6 như sau: 1080:0000:0000:0070:0000:0989:CB45:345F

– Site prefix: 1080:0000:0000

– Subnet ID: 0070

– Interface ID: 0000:0989:CB45:345F

Phân loại IPv6

Căn cứ vào phạm vi sử dung, có 3 loại địa chỉ IPv6 là: IPv6 Unicast, IPv6 Multicast, IPv6 Anycast.

IPv6 Unicast

– Địa chỉ IPv6 Unicast, bao gồm song song cả địa chỉ IP nguồn và IP đích. Trong một phân khúc mạng thì giao diện máy chủ sẽ được trang bị một địa chỉ IP duy nhất. Khi bộ định tuyến hoặc bộ chuyển mạch mạng nhận được gói IPv6 Unicast thì nó được gửi đến một máy chủ duy nhất.

IPv6 Unicast

Gói tin sẽ được gửi đến một máy chủ duy nhất

– Địa chỉ IPv6 Unicast gồm 4 loại:

+ Global Unicast Address: tương ứng với địa chỉ Public của IPv4, hỗ trợ định tuyến, đánh địa chỉ phân cấp và cho phép truy cập rộng rãi trên mạng Internet.

+ Link-Local Address: Địa chỉ này luôn bắt đầu với “FE80”, được cấu hình một cách tự động trên interface của thiết bị. Nó chỉ sử dụng để liên lạc giữa các máy chủ IPv6 trên một liên kết (phân đoạn quảng bá). Các địa chỉ loại này không dùng để định tuyến. Vì vậy, bộ định tuyến không bao giờ chuyển tiếp các địa chỉ này bên ngoài liên kết.

+ Site-Local Address: Tương tự như địa chỉ Private trong IPv4 (10.0.0.0/8, 172.16.0.0/12 và 192.168.0.0/16).

+ Unique-Local Address: Được sử dụng trong phạm vi toàn cầu, dùng để thay thế cho địa chỉ site-local.

IPv6 Multicast

Chế độ Multicast của IPv6 giống như của IPv4. Gói tin được gửi đến nhiều node với một địa chỉ Multicast đặc biệt. Tất cả các node quan tâm đến thông tin Multicast đó, đầu tiên cần tham gia nhóm Multicast. Toàn bộ các node tham gia nhóm đều nhận được gói phát Multicast này và xử lý nó. Trong khi đó, các node khác không quan tâm đến gói phát Multicast đó thì sẽ bỏ qua.

Gói tin sẽ được gửi đến các node trong nhóm

IPv6 Anycast

Trong trạng thái này, nhiều địa chỉ (Hosts) được gán cùng một địa chỉ IP Anycast. Một node bất kỳ sẽ gửi một tin nhắn Unicast đến một node có địa chỉ IP Anycast nếu muốn liên lạc với node đó. Với sự trợ giúp của cơ chế định tuyến, thông điệp Unicast đó được gửi đến node gần nhất trong nhóm với người gửi.

ipv6 anycast
ipv6 anycasGói tin được gửi đến node gần nhất trong nhóm với người gửi

Nên sử dụng IPv6 khi nào?

IPv6 ngày giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của Internet

Trong thời đại của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhu cầu sử dụng Internet để phục vụ cuộc sống của con người ngày càng tăng dẫn đến số lượng các máy chủ càng tăng, đi kèm với đó là kho địa chỉ IPv4 ngày càng cạn kiệt. Chính những điều đó đã làm cho việc sử dụng của IPv6 trở nên quan trọng và thiết yếu.

Cách chuyển từ IPv4 sang IPv6 và ngược lại

Chuyển IPv6 sang IPv4 và ngược lại
Chuyển IPv6 sang IPv4 và ngược lại

Ví dụ: chúng ta có dải địa chỉ IPv4: 192.168.37.132. Để chuyển địa chỉ trên sang địa chỉ IPv6 và ngược lại, ta có 2 cách sau.

Chuyển thủ công

Với địa chỉ IPv4 trên. Ta có 4 số tương ứng với 4 vùng. Ta chia từng vùng cho 16 được kết quả như sau:

+ 192 : 16 = 12 dư 0

+ 168 : 16 = 10 dư 8

+ 37 : 16 = 2 dư 5

+ 132 : 16 = 8 dư 4

So sánh với giá trị HEX chúng ta có:

A = 10

B = 11

C = 12

D = 13

E = 14

F = 15

Dựa vào kết quả trên, ta ghép kết quả và số dư lại sẽ được: C0A8:2584

Như vậy ta có địa chỉ IPv6 của 192.168.37.132 là C0A8:2584

Nhưng thực tế, địa chỉ IPv6 có tổng 128 bit. Số bit còn thiếu đó là một dãy bit 0. Để ghi đầy đủ, chính xác, ta ghi như sau: 0000:0000:0000:0000:0000:0000: C0A8:2584

Cách ghi rút gọn :: C0A8:2584

Để chuyển ngược lại từ IPv6 sang IPv4, ta làm như sau:

C0 = (12 x 16) + 0 = 192

A8 = (10 x 16) + 8 = 168

25 = (2 x 16) + 5 = 37

84 = (8 x 16) + 4 = 132

Như vậy, địa chỉ IPv4 của C0A8:2584 là 192.168.37.132

Chuyển trực tuyến

Hiện nay, có rất nhiều Website hổ trợ chuyển đổi qua lại giữa IPv4 và IPv6. Bạn có thể tham khảo các Website sau:

+ ipv6.ztsoftware

+ ultratools.com/tools/

+ Subnetonline.com

Cách sử dụng khá đơn giản, chỉ cần bạn nhập IPv4 hoặc IPv6 vào công cụ chuyển đổi để thực hiện.

Cách kiểm tra kết nối IPv6

Kiểm tra địa IPv6 của nhà mạng

Để kiểm tra địa chỉ IPv6, bạn truy cập vào Website: https://bit.ly/2HQ1JrJ. Tại giao diện chính của trang Web, bạn không chỉ biết thiết bị bạn đang sử dụng IPv4 hay IPv6 mà còn được thông báo chính xác địa chỉ IP và tên nhà cung cấp dịch vụ đang sử dụng.

Hiện tại nhà mạng FPT đang sử dụng IPv6 khách hàng có nhu cầu sử dụng mạng internet FPT có thể tham khảo chi tiết gói cước FPT tại đây: Các gói cước FPT

Thiết bị của bạn đang truy cập Internet bằng IPv4
Thiết bị của bạn đang truy cập Internet bằng IPv4

Kiểm tra thiết bị bạn có thể sẳn sàng với địa chỉ IPv6 chưa

Cách 1: Bạn truy cập vào Website: https://bit.ly/35QpWGt. Đây là công cụ mà Google cung cấp để kiểm tra xem máy bạn đã kết nối IPv6 chưa và nếu chưa thì có gặp vấn đề gì với các trang web đã hỗ trợ IPv6 không.

Giao diện trang Web
Giao diện trang Web

Cách 2: Truy cập vào Website: https://ipv6-test.com/. Tại giao diện chính của trang Web sẽ có đầy đủ các thông tin: giao thức mạng đang sử dụng, nhà cung cấp dịch vụ, địa chỉ IP, khả năng truy cập vào Website hỗ trợ IPv6, kiểm tra sự ưu tiên của trình duyệt đối với IPv6.

Giao diện kiểm tra IPv6
Giao diện kiểm tra IPv6

Như vậy, với các thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về IPv6. Đây cũng là những kiến thức giúp trang bị cho bạn đọc khi thế giới đang bước vào thời đại Cách mạng 4.0 gắn với sự bùng nổ của Internet trên toàn cầu.

Fpttelecom24h.org chúc các bạn có thêm kiến thức về IPv6 và cách chuyển từ IPv6 sang IPv4 và ngược lại.

Đọc thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901.911.001